Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10335:2014 về rọ đá, thảm đá (phần 9)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10335:2014 về rọ đá, thảm đá (phần 9)

7. Yêu cầu kỹ thuật trong công trình tường trọng lực

7.1. Hình dạng mặt cắt ngang và kết cấu tường chắn trọng lực

Tường chắn trọng lực rọ đá là một thiết kế tường chắn đất kết cấu mềm có khả năng chịu lực và bảo vệ khối đắp phía sau tường trong các điều kiện địa chất kém ổn định. Một số tường chắn rọ đá được thiết kế thực hiện chức năng chỉnh trị và làm thân đập khóa bảo vệ công trình như đê chắn sóng, kè khóa bảo vệ dưới tác động của dòng chảy.

Hình dạng cơ bản của tường chắn rọ đá là dạng hình thang, nhưng các mặt bên trong và bên ngoài có thể là thẳng hay là dạng bậc.

Chiều rộng của các bậc theo phương ngang không nên vượt quá chiều cao của rọ. Mặt ngoài của tường nên được xếp phẳng và tạo độn ghiêng về phía trong để làm tăng độ ổn định của tường.

Các kết cấu tường chắn thường được thiết kế với các module dưới 8m với chiều cao tường không vượt quá hai lần chân tường chắn.

Đối với các công trình trên sông hay những nơi mực nước thường xuyên thay đổi, phía sau tường phải bố trí tầng lọc ngược để ngăn đất cát đắp sau tường không bị thoát ra ngoài qua tường rọ đá. Phía ngoài và chân tường chắn sử dụng kết cấu thảm rọ đá hộ chân.

Tường rọ đá vẫn có thể làm việc bình thường ngay cả khi kết cấu rọ đá bị phá hủy.Trong trường hợp này có thể gia cố tường đá bằng cách bơm vữa xi măng vào trong tường. Tuy nhiên cần phải kiểm tra và khảo sát để tin tưởng rằng nền móng công trình đã đạt được độ ổn định lâu dài.

7.2. Yêu cầu về lưới lục giác xoắn kép trong công trình tường chắn trọng lực

Các ứng dụng sản phẩm mắt lưới lục giác trong tường chắn trọng lực phải được kiểm tra tính ổn định (ổn định trượt,ổn định lật, ổn định tổng thể) khi thiết kế và có xem xét đến tuổi thọ của tường để có ứng dụng sản phẩm phù hợp.

Các sản phẩm rọ đá, thảm đá ứng dụng công trình tường chắn trọng lực phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

Bảng 11 - Rọ đá trong kết cấu tường trọng lực

Chiều cao tường (m)Mắt lưới sử dụng (mm)Đường kính dây (mm)Điều kiện môi trường có ăn mònĐiều kiện bình thường
2-4
D=80
D=100
2.7 đối với bọc nhựa,
3.0 đối với không bọc nhựa.
Dùng dây Mạ Zn, mạ Gafan, mạ Zn bọc nhựanhựa Dùng dây mạ Zn, dây mạ Zn bọc nhựa
4-6
D=80
2.7 đối với bọc nhựa,
3.0 đối với không bọc nhựa.
Dùng dây Mạ Zn, mạ Gafan, mạ Zn bọc nhựanhựa Dùng dây mạ Zn, dây mạ Zn bọc nhựa
6-6
D=80
2.7 đối với bọc nhựa,
3.0 đối với không bọc nhựa.
Dùng dây Mạ Zn, mạ Gafan, mạ Zn bọc nhựanhựa Dùng dây mạ Zn, dây mạ Zn bọc nhựa

Việc lựa chọn chủng loại mắt lưới phù hợp tùy thuộc vào tuổi thọ dự kiếncủa công trình.

VÍ DỤ: Tường chắn trọng lực cao 6m ta có thểchọn chỉ tiêu sau:

- Rọ đá: Thi công thân tường.

- Thảm đá: Thi công móng và hộ chân.

- Chỉ tiêu kỹ thuật: Mắt lưới lục giác xoắn kép D=80mm (Kích thước danh định 83mmx114mm), đường kính dây thép lưới mạ kẽm/mạ kẽm bọc nhựa: 2,7mm/3,7mm, đường kính dây thép viền mạ kẽm/mạ kẽm bọc nhựa: 3,4mm/4,4mm. Khối lượng lớp kẽm mạ> 275g/m2.Các chỉ tiêu cơ lý của dây thép, chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa bọc tuân theo Điều 6 của tiêu chuẩn này.

Hình ảnh thiết kế ứng dụng của rọ đá.

Hình ảnh thiết kế ứng dụng của rọ đá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét