8. Yêu cầu kỹ thuật trong công trình bảo vệ mái dốc
8.1. Mặt cắt điển hình
Thảm đá được sử dụng phổ biến cho các công trình bảo vệ mái dốc đào/đắp hay mái dốc nạo vét.
Rọ đá,
thảm đá được lắp đặt vào vị trí công trình trước khi đá được lấp đầy trong thảm. Điều này cũng có thể áp dụng đối với thảm đá lắp đặt ở những vùng nước nông. Tuy nhiên, việc thi công xếp đá vào trong thảm đòi hỏi phải có sự kiểm tra và giám sát chặt chẽ; và phải được kỹ sư hiện trường chấp thuận. Mộtsố mặt cắt ngang điển hình thể hiện dưới đây.
Đối với các trường hợp địa chất nền đất yếu hay kè có độ dốc lớn, nên bố trí lớp lót bằng vải địa kỹ thuật trước khi trải thảm đá.
8.2. Yêu cầukỹ thuật
Thảm đá phải được lắp đặt liên tục và mở rộng ra ngoài khu vực cần được bảo vệ để đảm bảo rằng các liên kết ở hai phía thượng lưu và hạ lưu công trình luôn luôn ổn định và bền vững dưới mọi tác động của chế độ thủy lực. Khoảng cách mở rộng về hai phía nên được lấy bằng chiều rộng của lòng dẫn đối với phía thượng lưu và bằng 1,5 lần chiều rộng lòng dẫn đối với phía hạ lưu. Quy mô, kích thước của thảm đá cũng như phạm vi khu vực cần bảo vệ phải được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau như khảo sát đo đạc thực địa, sử dụng ảnh viễn thám, phương pháp thực nghiệm hay phương pháp mô phỏng số.
Theo phương đứng, thảm đá bảo vệ mái dốc phải có độ vượt cao so với mực nước thiết kế. Đối với đoạn sông rộng, độ vượt cao khoảng từ 40cm đến 60cm. Đối với đoạn sông hẹp hoặc đoạn sông uốn khúc độ vượt cao khoảng 60cm đến 90cm. Về phía chân mái dốc,trong mọi trường hợp hoặc phải lắp đặt ít nhất một tấm thảm trên mặt phẳng đáy nằm ngang, hoặc một tấm cuối cùng nằm trọn vẹn trong nền đất đáy như thể hiện trong hình vẽ dưới đây. Chiều rộng của tấm thảmđáy này phải được xác định đủ lớn để bảo vệ chân kè không bị xói.
Hình ảnh thiết kế ứng dụng của rọ đá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét